Thực hiện quy trình đánh giá nhân viên hiệu quả, chính xác là một trong những nền tảng quan trọng giúp nhà quản lý dễ dàng đánh giá năng lực, giao việc đúng người, đúng chuyên môn. Để giúp nhà quản lý lập kế hoạch và thực hiện đánh giá nhân viên thành công đảm bảo độ chính xác cao, PeopleTrek đã chọn lọc và cung cấp 10 mẫu đánh giá công việc mới nhất để có thể tham khảo và áp dụng sao cho phù hợp với cách thức hoạt động của doanh nghiệp.
Mẫu đánh giá công việc tiêu chuẩn
Đánh giá hiệu quả công việc là một hoạt động quản lý nhân sự quan trọng luôn hiện hữu trong các tổ chức và doanh nghiệp. Mỗi đơn vị, tổ chức có cách đánh giá kết quả thực hiện công việc của người lao động và cấp quản lý khác nhau. Điều này giúp hội đồng quản trị và người quản lý nắm được tiến độ công việc để hướng tới việc triển khai các công việc tiếp theo.
1. Nội dung mẫu đánh giá
Mẫu đánh giá công việc tiêu chuẩn cần có một số nội dung sau:
- Vai trò và mục đích của bảng đánh giá.
- Phương pháp, quy trình đánh giá cụ thể và chi tiết.
- Đưa ra các giải pháp để khắc phục những khuyết điểm.
Khi thực hiện bảng đánh giá công việc của nhân viên cần lưu ý một số vấn đề để đạt được kết quả mong muốn:
- Không thiên vị.
- Không áp đặt những lỗi trước đây của nhân viên vào kết quả đánh giá hiện tại.
- Tránh lỗi không có quan điểm cá nhân, không nên đánh giá theo ý kiến số đông mà phải dựa trên tình hình thực tế.
2. Quy trình đánh giá công việc
- Thiết lập tiêu chuẩn đánh giá chung.
- Chọn phương pháp đánh giá phù hợp.
- Lựa chọn các kỹ năng đánh giá.
- Đưa ra tiêu chí, nội dung trong phạm vi đánh giá.
- Thảo luận kết quả đánh giá.
- Đưa ra kế hoạch và phương pháp điều chỉnh cho lần đánh giá tiếp theo.
3. Tiêu chuẩn đánh giá
Mỗi doanh nghiệp đều có tiêu chuẩn riêng khi đánh giá quá trình làm việc của nhân sự. Tuy nhiên, tiêu chuẩn đánh giá không được thiếu các tiêu chí cơ bản sau:
- Dựa trên thái độ làm việc: Nhiệt tình, trung thực, tôn trọng, siêng năng, cầu tiến.
- Dựa trên các tiêu chí về khả năng làm việc: mức độ làm việc, phát triển công việc, kết quả hoàn thành công việc.
- Dựa trên các hình thức: từ cấp cao xuống cấp thấp, đồng cấp, nhân viên toàn diện.
- Dựa trên mục tiêu: mục tiêu hành chính, phát triển, mục tiêu hoàn thành công việc.
10 Mẫu đánh giá công việc dành cho nhà quản lý
1. Mẫu đánh giá hiệu suất nhân viên
Đây là mẫu đánh giá nhân viên phổ biến mà các doanh nghiệp nên áp dụng. Nội dung trong mẫu đánh giá hiệu suất sẽ bao gồm các thông tin cơ bản như: kỹ năng, phẩm chất cá nhân, mục tiêu, đánh giá kết quả hoàn thành công việc đề ra, xếp hạng nhân viên của nhà quản lý.
Thông qua đánh giá này người quản lý sẽ đánh giá được một cách tổng quát về hiệu suất làm việc của nhân viên. Từ đó, họ sẽ đưa ra những kế hoạch, định hướng mới để phát huy năng lực làm việc của nhân viên một cách tốt nhất.
2. Mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng
Mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng là công cụ dùng để đánh giá sự tiến bộ của các nhân viên trong công ty. Sử dụng mẫu đánh giá này sẽ giúp nhà quản lý thu thập thông tin về năng lực, mục tiêu và hiệu suất của nhân viên hàng tháng. Biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng cũng được sử dụng để xem xét và ghi lại kết quả hoạt động của nhân viên.
3. Biểu mẫu đánh giá nhân viên theo quý
Các nhà quản lý sử dụng các biểu mẫu đánh giá này để theo dõi tiến độ công việc của nhân viên hàng quý. Ngoài ra, thông tin từ đánh giá hàng quý này là cơ sở để người quản lý hoàn thành bảng thành tích của nhân viên vào cuối năm.
4. Mẫu đánh giá nhân viên cuối năm
Mẫu đánh giá nhân viên này dùng để đánh giá kết quả công việc của từng nhân viên vào cuối năm. Nó là cơ sở để đánh giá, xét duyệt những nhân viên xuất sắc của công ty. Ngoài ra, bảng đánh giá này cũng tóm tắt và ghi lại những đóng góp của nhân viên để đưa ra các chế độ đãi ngộ công bằng.
5. Mẫu kế hoạch đào tạo nhân viên
Việc thực hiện kế hoạch đào tạo nhân viên, đặc biệt là nhân viên mới, cần có một biểu mẫu đã được điền đầy đủ thông tin để đảm bảo quá trình đào tạo đạt hiệu quả tốt nhất. Xây dựng mẫu kế hoạch đào tạo nhân viên cần có một số nội dung như: thời gian cụ thể, mục tiêu đào tạo, tài liệu học tập,…
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người quản lý có thể sử dụng mẫu này làm cơ sở để đánh giá tiến độ và kết quả tham gia đào tạo của nhân viên.
6. Đánh giá nhà quản lý
Ngoài việc đánh giá nhân viên, các công ty phải thực hiện các quy trình đánh giá quản lý. Bạn có thể tham khảo mẫu đánh giá nhà quản lý dưới đây để xây dựng riêng cho doanh nghiệp mình một hình thức đánh giá phù hợp. Nhưng phải đầy đủ các yếu tố như: một hệ thống xếp hạng theo mục tiêu, hành vi cụ thể, phần tự nhận xét của người quản lý và nhận xét của quản lý cấp cao.
Thông qua đánh giá người quản lý doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quát về kết quả, năng lực và hiệu suất làm việc của nhân viên.
7. Biểu mẫu đánh giá nhân viên theo đội nhóm
Làm việc theo nhóm cũng cần có những quy trình đánh giá nhất định. Người quản lý có thể đánh giá từng thành viên trong nhóm, sau đó xếp hạng họ theo năng lực và tổng hợp lại để tính điểm đánh giá chung cho cả nhóm.
Hình thức đánh giá nhóm trên đây sẽ làm rõ những ưu khuyết điểm trong chuyên môn, kỹ năng và năng lực của từng cá nhân sẽ có tác động tốt hay xấu đến kết quả công việc chung của cả nhóm.
8.Đánh giá hiệu suất của nhân viên mới
Phiếu đánh giá nhân viên mới phải được thực hiện trong vòng 2-3 tháng trong thời gian thử việc. Phiếu đánh giá thể hiện những nội dung cơ bản như: hệ thống mục tiêu, nhiệm vụ và hành vi để quản lý đánh giá chi tiết cụ thể, cùng với việc xác định nhu cầu đào tạo của từng cá nhân.
Việc đánh giá hiệu suất của các nhân viên mới đảm bảo độ chính xác cao và dựa trên bảng đánh giá chi tiết, nhà quản lý sẽ đưa ra các phương án, kế hoạch rõ ràng.
9. Mẫu nhân viên tự đánh giá
Bản tự đánh giá là cơ hội giúp cả người quản lý và nhân viên thể hiện bản thân thông qua những thành tích, kết quả công việc mà họ đã đạt được trong quá trình làm việc. Tự đánh giá cũng mang đến cho nhân viên cái nhìn chân thực nhất về hiệu quả công việc của chính họ và thay đổi cách thức làm việc để đạt kết quả tốt hơn.
10. Đánh giá, xếp loại nhân viên theo từng vị trí
Tùy theo từng ngành nghề và vị trí khác nhau mà bảng đánh giá năng lực nhân viên có cách thiết lập phù hợp riêng. Dưới đây là bảng chấm điểm xếp hạng nhân viên theo từng công việc mà bạn có thể tham khảo.
Các tiêu chí nhận xét, đánh giá công việc của nhân viên
- Dựa trên thái độ làm việc
Nhiều nhà quản lý luôn thích một nhân viên có trình độ chuyên môn thấp nhưng tinh thần làm việc tốt hơn là một nhân viên có năng lực nhưng không nghiêm túc trong công việc. Việc đánh giá một nhân viên có tinh thần làm việc tốt hay không dựa trên các tiêu chí:
- Tính trung thực và cẩn trọng trong công việc.
- Tinh thần ham học hỏi và tính tự giác.
- Tôn trọng các đồng nghiệp trong công ty và khách hàng.
- Tính chuyên cần và đúng giờ giấc.
- Dựa trên năng lực
Trong bảng đánh năng lực của nhân viên thường có các tiêu chí sau:
- Đánh giá nhân viên theo mục tiêu hành chính: Người quản lý dựa vào năng suất và hiệu quả công việc của nhân viên làm cơ sở để khen thưởng, đề bạt hoặc sa thải.
- Đánh giá nhân viên dựa trên các mục tiêu phát triển: Các nhà quản lý đánh giá các mục tiêu phát triển của nhân viên dựa trên các KPI mẫu. Từ đó, người quản lý sẽ đưa ra các chiến lược giúp nhân viên đạt được kết quả tốt nhất trong công việc của họ.
Đánh giá nhân viên dựa theo mục tiêu hoàn thành công việc: Dựa trên nhiệm vụ được giao cho từng nhân viên, người quản lý sẽ đánh giá mức độ hoàn thành công việc của họ.
Các phương pháp tốt nhất nên sử dụng trong mẫu đánh giá
- Phương pháp sử dụng thang điểm
Việc sử dụng thang điểm trong mẫu đánh giá công việc ngày càng được áp dụng rộng rãi, chẳng hạn như mẫu điểm đánh giá thành tích nhân viên. Phương pháp dựa trên ý kiến chủ quan của mình để đưa ra thang điểm từ cao nhất đến thấp nhất. Mỗi yếu tố của mỗi tiêu chí đều liên quan trực tiếp đến vị trí công việc.
Hiện nay, các mẫu đánh giá công việc đều có thang điểm 10. Người quản lý công việc giỏi sẽ có bảng kế hoạch công việc chi tiết và tính toán thời gian hoàn thành công việc, để có thể dễ dàng đánh giá tiến độ công việc khi so sánh với bảng kế hoạch này.
- Sử dụng phương pháp so sánh cặp trong mẫu đánh giá công việc
Trong phương pháp này, 2 nhân viên được chọn để tạo thành một cặp từ đó so sánh ưu nhược điểm của từng nhân viên. Khi đánh giá, người đánh giá phải xem xét hai người và đưa ra quyết định xem nhân viên nào là người thực hiện tốt nhất công việc được giao.
- Phương pháp quản lý mục tiêu
Hiện nay, có nhiều mẫu đánh giá công việc đã sử dụng phương pháp quản lý mục tiêu làm tiêu chí đánh giá kết quả công việc của nhân viên. Theo phương pháp này, người quản lý và người nhân viên xây dựng các ý tưởng, mục tiêu cụ thể để phục vụ cho công việc sau này. Sau đó, quản lý sẽ sử dụng các mục tiêu này để xem kết quả thực hiện công việc
Mẹo xây dựng mẫu đánh giá hiệu quả
- Thu thập nguồn phản hồi: Thu thập các phản hồi từ cấp lãnh đạo, nhân viên hoặc khách hàng giúp người quản lý đưa ra các tiêu chí đánh giá nhân viên phù hợp nhất.
- Xây dựng các tiêu chí rõ ràng: Tùy theo từng cấp hay từng nhân viên tiêu chí đánh giá khác nhau. Việc tạo ra các tiêu chí rõ ràng sẽ giúp việc đánh giá được đi đúng hướng.
- Tránh “hiệu quả gần nhất”: Đánh giá nhân viên theo “hiệu quả gần nhất” dẫn đến kết quả sai lệch. Vì vậy, nên nhìn nhận nhân viên một cách khái quát và toàn diện từ những kết quả mà họ đạt được trong thời gian dài vừa qua, không quá chú ý đến những sai lầm của họ.
Trên đây, bạn đã cùng Peopletrek tìm hiểu bảng đánh giá công việc. Hy vọng 10 mẫu đánh giá công việc cũng như những thông tin trên sẽ giúp ích cho doanh nghiệp của bạn trong quá trình xây dựng và thực hiện đánh giá công việc của nhân viên hiệu quả. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin, bạn có thể liên hệ với chúng tôi đội ngũ Peopletrek luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.
Recent Comments