(028).730.36.336 [email protected]

Văn hóa doanh nghiệp được ví như đời sống tinh thần của công ty, để tồn tại và phát triển về mọi mặt, công ty phải thiết lập đúng đắn, hoàn thiện và thực hiện  nghiêm túc. Thế làm thế nào để đào tạo văn hóa doanh nghiệp cho nhân viên một cách hiệu quả nhất. Tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!

Văn hoá doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hóa được hun đúc nên trong  quá trình tồn tại và phát triển của công ty, trở thành những chuẩn mực, thói quenăn sâu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp đồng thời quyết định tình cảm,  suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên  trong công ty đối trong việc theo đuổi và đạt được các mục tiêu.

Văn hoá doanh nghiệp tạo nên điều khác biệt của một doanh nghiệp so với tất cả các doanh nghiệp còn lại. Nhằm tạo ra sự khác biệt này thì doanh nghiệp đã phải xây dựng văn hoá theo hai yếu tố:

– Định hướng chiến lược của công ty (sứ mệnh và tầm nhìn)

– Những giá trị mà công ty đang sở hữu (giá trị)

Định hướng chiến lược của công tyNhững giá trị mà công ty đang sở hữu
– Từng mục tiêu cụ thể mà công ty đã đặt ra, bao gồm cả mục tiêu xuyên suốt trong quá trình hoạt động cũng như các mục tiêu theo từng giai đoạn cụ thể.– Đội ngũ nhân sự- Môi trường làm việc và văn hoá trong công ty- Hình thức và phương pháp làm việc- Khách hàng 

6 bước đào tạo văn hóa cho doanh nghiệp

Bước 1: Đánh giá văn hóa hiện tại của doanh nghiệp

Có nhiều cách để đánh giá văn hóa doanh nghiệp hiện tại chẳng hạn như trực tiếp lấy khảo sát từ nhân viên hoặc đơn giản là kiểm tra thực trạng hiện tại của doanh nghiệp. Nếu công ty đang xuất hiện những dấu hiệu sau của một nền văn hóa độc hại thì hãy ngay lập tức xếp chúng vào “danh sách đen” để tìm ra cách cải thiện:

  • Tuyển dụng liên tục: Đây vừa là dấu hiệu của công tác quản lý nhân sự kém, vừa là dấu hiệu của việc nhân viên hài lòng và không gắn bó với doanh nghiệp mà nghỉ việc.
  • Các thói quen xấu của cả quản lý và nhân viên: Kỷ luật kém, hay đi làm trễ, hoàn thành deadline muộn, đến văn phòng đúng giờ nhưng bắt đầu làm việc muộn,… 
  • Giao tiếp nội bộ kém: Bạn bước chân vào văn phòng và nhận ra nơi làm việc của mình mọi người yên lặng, không cười đùa, không giao tiếp, hoàn toàn không có sự tương tác. 
  • Quản lý và nhân viên là 2 nhóm tách biệt: Hiếm khi tương tác với nhau, nếu có thì cũng chỉ là giao tiếp một chiều.
  • Có nhiều cuộc trò chuyện và các biện pháp kỷ luật khi có những sai lầm, vi phạm – nhưng lại có rất ít sự công nhận và khen thưởng.
  • Mọi người không lên tiếng thảo luận về các ý tưởng trong cuộc họp, nhưng ngay lập tức phấn khởi bàn tán sau lưng khi kết thúc cuộc họp.
  • Nỗi sợ hãi có thể cảm nhận rõ ràng: Cửa phòng đóng sầm, mọi người im lặng khi sếp đi qua, tránh không muốn đi chung thang máy với sếp,…

Bước 2: Xác định những gì bạn mong muốn về văn hóa doanh nghiệp của mình

Khi bắt đầu xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp, hãy nghĩ thật kỹ về những điều bạn muốn tạo nên, bắt đầu từ chính những thế mạnh và đặc điểm riêng của công ty bạn. Khi công ty phát triển dựa trên những sức mạnh có sẵn, trực giác sẽ chỉ cho nhà lãnh đạo biết mình cần phải làm gì và làm như thế nào để mọi thứ tốt nhất.

Bạn có thể tham khảo 8 loại hình văn hóa đặc trưng trên thế giới, được Harvard Business Review phân biệt dựa theo 2 tiêu chí là sự tương tác giữa mọi người và khả năng phản ứng trước thay đổi. Đi kèm mỗi loại hình là phần trăm các doanh nghiệp xếp loại đó thuộc Top 2 khuynh hướng văn hóa doanh nghiệp mà họ quan tâm tới.

  • Quan tâm (caring-culture): 63%
  • Mục tiêu (purpose-culture): 9%
  • Học tập (learning-culture): 7%
  • Tận hưởng (enjoyment-culture): 2%
  • Kết quả (results-culture): 89%
  • Chuyên chế (authority-culture): 4%
  • Trật tự (order-culture): 15%

Bước 3: Xác định các yếu tố làm nên việc đào tạo văn hóa doanh nghiệp

Ngày nay có rất nhiều công ty sử dụng những từ ngữ hoa mỹ và hào nhoáng để nói về văn hóa của mình. Enron – một tập đoàn năng lượng hùng mạnh của Mỹ từng dùng 4 từ sau để nói về giá trị cốt lõi của mình: Liêm chính (Integrity), Kết nối (Communication), Tôn trọng (Respect), Xuất sắc (Excellence). Kết quả là tập đoàn này đã sụp đổ vào năm 2002 do che giấu, khai man sổ sách và lừa đảo, tạo nên một trong những vụ án kinh tế chấn động nhất lịch sử nước Mỹ.

Vì vậy, giá trị cốt lõi chỉ nên là những thứ thực sự được coi trọng ở doanh nghiệp bạn. Một số câu hỏi giúp bạn xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp:

  • Sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu dài hạn của công ty là gì?
  • Bạn muốn công ty mình được biết đến như thế nào? 
  • Mục tiêu kinh doanh của công ty có phù hợp với giá trị cá nhân của tập thể nhân viên?
  • Mục tiêu văn hóa công ty hướng đến là gì? (Ví dụ, tinh thần làm việc nhóm được nâng cao, thành công của nhân viên được công nhận,…)

Bước 4: Lên kế hoạch thu hẹp khoảng cách giữa văn hóa doanh nghiệp hiện tại và hình mẫu lý tưởng

Khi bạn đã xác định được một văn hoá lý tưởng cho doanh nghiệp và cũng đã có sự thấu hiểu về văn hoá đang tồn tại trong doanh nghiệp mình, đây là lúc nghĩ tới làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa chúng. Các khoảng cách này nên được đánh giá theo 4 tiêu chí: phong cách làm việc, ra quyết định, giao tiếp, đối xử.

Kế hoạch hành động của doanh nghiệp sẽ bao gồm các mục tiêu, hoạt động, thời gian, điểm mốc và trách nhiệm cụ thể. Cái gì là ưu tiên? Đâu là chỗ chúng ta cần tập trung nỗ lực? Cần những nguồn lực gì? Ai chịu trách nhiệm về những công việc cụ thể? Thời hạn hoàn thành?

Bước 5: Bắt tay vào triển khai đào tạo văn hóa

#1. Thành lập một đơn vị phụ trách văn hóa doanh nghiệp: Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần trực tiếp chỉ đạo và theo dõi quá trình triển khai văn hóa trong doanh nghiệp mình. Ban phụ trách có thể bao gồm đại diện cấp quản lý của từng phòng ban và một số trợ lý. Đôi khi, doanh nghiệp có thể trao lại phần lớn quyền hạn cho bộ phận Nhân sự và Truyền thông nội bộ.

#2. Công bố và truyền đạt văn hóa doanh nghiệp tới toàn bộ nhân viên: Sau khi ban hành quy định, quy chế chung, hãy tổ chức các buổi trò chuyện giữa lãnh đạo và tập thể nhân viên về giá trị văn hóa công ty kêu gọi hành động từ họ. Đừng quên đặt mình vào vị trí của nhân viên để nhận biết các trở ngại thay đổi và giải quyết chúng.

#3. Ổn định và phát triển văn hóa: Việc phát triển văn hóa cũng cần được duy trì lâu dài, nếu không muốn nói đây là quá trình cần sự bồi đắp bền bỉ. Hãy bắt đầu từ các hoạt động thực tiễn như:

  • Tích hợp giá trị của bạn vào các hoạt động hàng ngày như: Nhấn mạnh tầm quan trọng văn hóa doanh nghiệp và các giá trị khi có nhân viên mới, Đặt văn hóa và giá trị cốt lõi vào chất lượng sản phẩm doanh nghiệp, Đảm bảo thông tin bên ngoài (tiếp thị, phương tiện truyền thông xã hội, v.v.) phản ánh cùng các giá trị,…
  • Triển khai hoạt động văn hóa công ty cụ thể: Kiến trúc và nội thất văn phòng, đồng phục, nghi thức, team building, hệ thống khen thưởng, du lịch công ty,… 
  • Thiết lập hệ thống khen thưởng phù hợp với văn hoá doanh nghiệp
  • Tuyển dụng đúng người, không cần tuyển người giỏi nhất mà là người phù hợp nhất.

Bước 6: Đo lường hiệu quả triển khai văn hóa doanh nghiệp

Tương tự như doanh số bán hàng hay ROI, văn hóa doanh nghiệp nên được đánh giá cẩn thận bởi những nhà quản lý. Việc thường xuyên đo lường yếu tố này sẽ giúp bạn kịp thời giải quyết những vấn đề tồn đọng và xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh hơn cho công ty.

#1. Khảo sát: Phương pháp phổ biến nhất là thực hiện khảo sát hàng năm, tạo cơ hội để nhân viên phản hồi về các giá trị của công ty, đánh giá sự phù hợp của chúng với hoạt động hàng ngày và với giá trị của nhân viên. Các khảo sát đơn giản qua email cũng có thể tiết lộ những gì nhân viên thích và không thích, từ đó bạn có thể định hình văn hóa của mình theo sự hài lòng của nhân viên.

#2. Đo lường bằng các chỉ số: Trong thời đại data-driven như hiện nay, mọi thước đo, thậm chí là về hiệu quả văn hóa doanh nghiệp, đều có thể được diễn đạt dưới dạng thông tin và con số. Dưới đây, là 3 chỉ số KPI quan trọng nhất để định hướng, cải thiện và phát triển văn hóa công ty thành công và hiệu quả.

  • Chỉ số Employee Turnover Rate (ETR) – Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc
  • Employee Net Promoter Scores (eNPS) – Chỉ số đo lường sự gắn kết của nhân viên
  • Employee Satisfaction Index (ESI) – Chỉ số hài lòng của nhân viên

Đào tạo văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò gì trong thực tiễn?

Theo nghiên cứu của Deloitte thì 94% giám đốc điều hành và khoảng 88% nhân viên tin rằng đào tạo văn hóa doanh nghiệp mang tính quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp. Trên thực tế, văn hóa doanh nghiệp rất có ảnh hưởng tới nhiều mặt vận hành khác nhau.

1.Thu hút ứng viên tiềm năng cho việc tuyển dụng

Nhiều chuyên gia nhân sự nhận định rằng văn hóa công ty mạnh mẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn để thu hút những ứng viên tiềm năng. Tất cả đều  muốn làm việc cho các công ty có danh tiếng tốt, mà điều này do chính các nhân viên cũ và hiện tại thể hiện thì lại càng đáng tin hơn. Một công ty có văn hóa tích cực chắc chắn sẽ thu hút các tài năng sẵn sàng biến nơi làm việc tiếp theo của họ thành nhà.

2. Giúp nhận ra được các nhân viên trung thành

Một nền văn hóa tích cực không chỉ hỗ trợ trong việc tuyển dụng mà còn giúp các công ty giữ chân được những nhân tài hàng đầu, điều đặc biệt quan trọng khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang diễn ra tràn lan như hiện nay. Khi thu nhập đạt được ở một mức độ nhất định, mọi người sẵn sàng đánh đổi mức thu nhập thấp hơn để lấy một công việc  hòa đồng, dễ chịu và minh bạch, “mỗi ngày đi làm là một ngày vui”.

3. Hạn chế những xung đột nội bộ

Một nền văn hóa tích cực sẽ giúp giảm thiểu căng thẳng ở nơi làm việc rất nhiều, nó là chất keo gắn kết các thành viên trong tổ chức lại với nhau. Giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và kiểm soát hành vi. Khi nhân viên dễ xảy ra xung đột, văn hóa chính là yếu tố giúp mọi người hòa nhập và đoàn kết.

4. Làm tăng hiệu suất làm việc của nhân viên

Nhân viên sẽ tận tâm với công việc, năng suất  hơn khi họ  cảm thấy họ đang làm công việc có ý nghĩa, đang thực sự cống hiến cho sứ mệnh chung và tự hào là một phần của tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp cũng làm giảm căng thẳng, từ đó cải thiện cả sức khỏe và hiệu suất  của  nhân viên.

Văn hóa doanh nghiệp có dễ thay đổi không? Nó có thể thay đổi theo thời gian, lãnh đạo công ty có thể điều chỉnh bất kỳ hoặc tất cả nội dung văn hóa doanh nghiệp như đã nêu. Văn hóa doanh nghiệp luôn có những giá trị cơ bản, nhưng cách thức thể hiện một trong các nội dung của nó cần được sửa đổi cho phù hợp hơn, trong đó các yếu tố khách quan (thị trường, công cụ sản xuất …) sẽ tác động mạnh mẽ. 

Ví dụ: thời điểm năm 2020, dịch COVID-19 bùng phát ảnh hưởng lớn đến thị trường hiện nay, công nghệ thông tin cũng đang ảnh hưởng đến hầu hết quá trình sản xuất  kinh doanh của mọi người. Để tồn tại và phát triển, các công ty cần phải  điều chỉnh  tầm nhìn và chiến lược kinh doanh của mình theo xu hướng hiện tại, sự thay đổi này sẽ kéo theo những thay đổi khác về hoạt động kinh doanh, quy chế nội bộ, nhân viên, khách hàng … Và từ đó, văn hóa doanh nghiệp sẽ thay đổi.

Vì vậy, mỗi công ty sẽ có những yếu tố khác nhau về văn hóa đào tạo. Việc đào tạo văn hóa doanh nghiệp có thể được thay thế bằng một số nội dung, nội dung này phụ thuộc vào ý kiến ​​chủ quan của người lãnh đạo và các yếu tố khách quan bên ngoài. Khi một nhà lãnh đạo bắt đầu xây dựng doanh nghiệp của riêng họ, có lẽ điều cuối cùng trong tâm trí của họ  là đào tạo văn hóa doanh nghiệp của họ. 

Nhưng những nền văn hóa này có thực sự phát triển hay không? Nó phụ thuộc vào bộ máy quản lý và phong cách quản lý của công ty. Đó là linh hồn của doanh nghiệp này. Tóm lại, nếu một công ty là một chiếc máy tính, thì văn hóa doanh nghiệp chính là hệ điều hành của chiếc máy tính đó, bởi vì văn hóa doanh nghiệp phản ánh những giá trị và tầm nhìn mà chủ sở hữu muốn tạo ra.